Dead Target VR là phiên bản Game ứng dụng công nghệ thực tế ảo (dựa theo nội dung của Dead Target) do VNG Game Studios phát triển và từng được Google mời trình diễn tại sự kiện Daydream ở Singapore vào tháng 3/2017. Vừa qua Dead Target đã được phát hành chính thức trên Google Dream, sắp tới đây sẽ được hỗ trợ trên SamSung Gear VR, HTC Vive, Oculus Rift và Oculus Touch.
Ông Ngô Minh Thái – Trưởng Nhóm Sản Phẩm Dead Target VRcho biết: “Mỗi năm có tới hơn 600 Game Studios trên khắp thế giới tham gia vào bình chọn này, năm nay thật may mắn khi VNG được xướng tên ở hạng mục Thành Tựu Công Nghệ Tốt Nhất. Đây là một vinh dự lớn và là món quà tinh thần tuyệt vời cho đội ngũ kỹ sư Dead Target. Tuy nhiên, nếu chúng tôi không ngừng học hỏi và tiếp tục phát triển, thì giải thưởng này sẽ nhanh chóng bị “soán ngôi”. Vậy nên, giải thưởng này chỉ là một trong những đỉnh núi mà các thành viên Dead Target cần chinh phục trong tương lai.”
Được thành lập cách đây 9 năm, hiện VNG Game Studios đã có quy mô hơn 200 nhân viên Số lượng game có hơn 10 sản phẩm, trong đó nhiều sản phẩm rất thành công ở thị trường quốc tế như: Dead Target 1, Dead Target 2, Dead Target VR, Sky Garden: Farm in Paradise….
" alt=""/>Game Dead Target VR của VNG nhận giải thưởng IMGA SEA về Thành Tựu Công Nghệ Tốt NhấtMột trong những sự kiện "offline" xem chung kết AFF Suzuki Cup 2018 nổi bật nhất là các fanzone của Bia Sài Gòn, với địa điểm fanzone ở Hà Nội là Quảng trường đối diện Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.
Ở TP.HCM, địa điểm fanzone Bia Sài Gòn là ở Nhà văn hóa Thanh Niên (Số 4 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1); fanzone Đà Nẵng ở Nhà thi đấu Đại học TDTT (Số 44 Dũng Sĩ Thanh Khê); fanzone Đà Lạt ở Quảng trường Lâm Viên (Trần Quốc Toản); fanzone Cần Thơ ở Công viên Lưu Hữu Phước (Đại lộ Hòa Bình, Ninh Kiều).
![]() |
Một trong những sự kiện "offline" xem chung kết AFF Suzuki Cup 2018 nổi bật nhất là các fanzone của Bia Sài Gòn. |
Một sự kiện "offline" xem chung kết AFF Suzuki Cup 2018 khác là ở Sân vận động Hàng Đẫy, được Hội cổ động viện VFS Miền Bắc tổ chức với phí phụ thu chỉ 30.000 đồng một người. Ở TP.HCM, Hội cổ động viên VFS tổ chức "offline" ở Sân vận động Hoa Lư (2A2 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1).
![]() |
Sự kiện "offline" xem chung kết AFF Suzuki Cup 2018 ở Sân vận động Hàng Đẫy được Hội cổ động viện VFS Miền Bắc tổ chức với phí phụ thu chỉ 30.000 đồng một người. |
Trên Facebook, một số người cũng chia sẻ hình ảnh màn hình lớn được dựng lên cho các cổ động viên ở khu vực phố đi bộ Hồ Gươm trong các trận đấu trước đó của Đội tuyển Việt Nam, và có lẽ các trận chung kết cũng sẽ tương tự.
" alt=""/>Tổng hợp địa chỉ xem 'offline' chung kết AFF Suzuki Cup 2018 màn hình lớn![]() |
Ông Brad Smith, luật sư trưởng của Microsoft cáo buộc các cơ quan tình báo Mỹ phải chịu một phần trách nhiệm trong vụ hacker tấn công mạng đòi tiền chuộc khắp toàn cầu bằng mã độc Wanna Cry. Ảnh: CNET |
Trong một bài viết đăng tải trên trang blog của Microsoft, ông Brad Smith, luật sư trưởng của công ty cho rằng, bằng cách giữ bí mật về những lỗ hổng an ninh trong các phần mềm lưu hành trên thị trường, nhà chức trách Mỹ đã khiến người sử dụng chúng dễ trở thành nạn nhân của hacker như trong vụ tấn công mạng đòi tiền chuộc Wanna Cry đang diễn ra trên khắp toàn cầu.
Ông Smith so sánh việc WikiLeaks công bố các công cụ theo dõi của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) với một vụ trộm các tên lửa Tomahawk từ quân đội Mỹ.
"Vụ tấn công vừa xảy ra lần này thể hiện một mối liên hệ ngoài mong đợi nhưng rõ ràng giữa hai hình thức nghiêm trọng nhất của các mối đe dọa an ninh không gian mạng trên thế giới hiện nay - hành động cấp quốc gia và hành động phạm tội có tổ chức. Các chính phủ cần phải coi vụ tấn công này như là một lời cảnh tỉnh. Chúng ta cần các chính phủ phải cân nhắc thiệt hại đến dân thường, bắt nguồn từ việc tích trữ các lỗ hổng và sử dụng những công cụ khai thác chúng", luật sư trưởng của Microsoft nhấn mạnh.
Đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan tình báo Mỹ bị cáo buộc biết rõ nhưng quyết giấu kín các lỗ hổng phần mềm. NSA được cho là đã biết về mã độc Heartbleed ít nhất 2 năm trước khi nó bị tiết lộ vào năm 2014. Cơ quan này cũng bị tố đã giữ bí mật về Heartbleed và lợi dụng nó để thu thập thông tin tình báo.
Trong vụ tấn công đòi tiền chuộc quy mô lớn đang diễn ra ở phạm vi toàn cầu, mã độc Wanna Cry đang tiếp tục phát tán nhanh chóng. Hãng thông tấn BBC ước tính hiện có gần 200.000 máy tính ở 150 quốc gia đã nhiễm mã độc này.
Tâm điểm chú ý đang hướng về các bệnh viện ở Anh do tính mạng của các bệnh nhân có thể bị đe dọa khi các máy tính nhiễm Wanna Cry ngưng hoạt động. Nhiều bệnh viện thuộc Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) của Anh đang trong tình trạng báo động khẩn cấp sau khi hệ thống thông tin lưu trữ hình ảnh X-quang, kết quả xét nghiệm bệnh lý hay hệ thống quản lý bệnh nhân đều bị "khóa". Các máy tính bị tấn công sau đó cũng tự ý từ chối nhận và hủy các cuộc hẹn với bệnh nhân.
Hiện chưa có báo cáo ghi nhận bất kỳ trường hợp bệnh nhân nào thương vong vì ảnh hưởng của cuộc tấn công nói trên. Song, một số bệnh viện Anh đã buộc phải di dời các bệnh nhân khỏi cơ sở có máy tính bị nhiễm Wanna Cry. Các cơ sở y tế này cũng yêu cầu bệnh nhân không đến bệnh viện, trừ trường hợp khẩn cấp.
Tuấn Anh - Phạm Thị Việt - Phạm Văn Thường(Theo CNET, BBC, Reuters)
" alt=""/>Tình báo Mỹ bị cáo buộc tiếp tay hacker tấn công toàn cầu